Đơn vị chủ trì và tổ chức

Chủ trì: Bộ Công Thương

Đơn vị Tổ chức: Ủy Ban Cạnh tranh Quốc gia

Đơn vị phối hợp: Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (VOV), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội

Thời gian - Địa điểm

từ tháng 05 - 08/2025 tại Hà Nội

Thành phần tham dự dự kiến

Đại diện Ủy ban KHCN và Môi trường của Quốc hội;
Đại diện Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;
Đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương
Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đại diện Lãnh đạo tỉnh
Đại diện Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương
Đại diện Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
Đại diện Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam
Lãnh đạo Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (VOV)
Các chuyên gia
Đại diện Đại sứ quán Hà Lan, Thái Lan, Úc, Nauy
Đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP)
Đại diện WWF - Việt Nam
Các Hiệp hội ngành hàng
Hiệp hội Ngân hàng
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam
Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Hiệp hội Siêu thị Việt Nam
...

GIỚI THIỆU

Chương trình Hành động Quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng Bền vững giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra một phương pháp tiếp cận hệ thống toàn diện về sản xuất và tiêu dùng bền vững dựa trên 15 lĩnh vực là: chính sách, sử dụng tài nguyên, thiết kế, sản xuất, phân phối, dán nhãn, tiếp thị, mua sắm, lối sống, quản lý rác thải, truyền thông thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, phát triển khoa học – công nghệ, tài chính xanh và hợp tác quốc tế. Các vấn đề quan trọng về sắp xếp triển khai thực hiện đối với các bộ, chính quyền địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp, người dân và xã hội dân sự cũng được bao trùm.

Sản xuất và tiêu dùng bền vững đang từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.

Thời gian qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đạt kết quả quan trọng, cụ thể như sau:

Tại Hà Nội, theo đánh giá sơ bộ, việc triển khai Chương trình đã giúp khoảng 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối được hướng dẫn, áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng; giảm 65% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh và các trung tâm thương mại, siêu thị; 70% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; 80% doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó tích cực tổ chức các hội chợ nhằm kết nối quảng bá sản phẩm sạch tới người tiêu dùng.

Trong nhiều năm qua, Quảng Nam đã nói không với các nhà đầu tư không chú trọng đến bảo vệ môi trường và sản xuất bằng công nghệ lạc hậu. Tỉnh đã và đang thu hút các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại, cải thiện năng suất lao động và bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Chương trình sản xuất tiêu dùng bền vững còn một số hạn chế, như: Nguồn nhân lực quản lý nhà nước có chuyên môn về phát triển bền vững trên địa bàn còn thiếu, đồng thời cũng không có nhiều cơ hội được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, dẫn đến khó khăn trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hành sản xuất, tiêu dùng bền vững, hiệu quả. Nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp, người dân về sản xuất và tiêu dùng bền vững còn hạn chế. Khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi sang nền sản xuất xanh phải lựa chọn được mô hình, công nghệ phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

Cùng với đó, vốn đầu tư là một trong những thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn lực tài chính hạn chế, song lại rất khó để tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi cũng như lãi suất thấp. Năm 2023 – 2024, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hinh KTS VTC tổ chương trình ”Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững” lan tỏa rộng rãi đến các doanh nghiệp, người tiêu dùng trong cả nước. Chương trình phần nào đã làm thay đổi nhận thức, thói quen của người tiêu dùng.

Tiếp nối thành công trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp với Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức Chương trình ”Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững” năm 2025 nhằm nâng cao nhận thức thay đổi hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu dùng bền vững; góp phần thay đổi môi trường sống được tốt hơn.

Dự kiến số lượng Đại biểu tham dự

+

Đại biểu tham dự trực tiếp

++

Đại biểu theo dõi trực tuyến

Diễn giả

Cơ quan thông tấn báo chí

MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

01

Phổ biến và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; Doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, người tiêu dùng.

02

Tuyên truyền nâng cao nhận thức và kết nối các hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững trong cả nước với nước ngoài.

03

Thông qua các hoạt động truyền thông: các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hoặc thông qua các sàn thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp, người tiêu dùng hiểu và nắm bắt rõ hơn về các quy định pháp luật, thực hiện đúng trách nhiệm trong việc thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững.

04

Cung cấp thông tin để hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng, doanh nghiệp, báo chí và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hoặc hưởng lợi từ các hoạt động hướng tới Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất - tiêu dùng bền vững” năm 2025..

05

Nâng cao nhận thức, hành vi của cộng đồng trong sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm phát triển kinh tế hiệu quả; bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

06

Nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ người tiêu dùng, về vai trò của Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam.

YÊU CẦU

01

Thể hiện được vai trò, lợi ích của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường hướng đến tiêu dùng bền vững.

02

Việc triển khai Chương trình “Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững” năm 2025 phải đảm bảo thực chất, khách quan, chính xác, tạo hiệu ứng tích cực trong xã hội.

CÁC CHUỖI HOẠT ĐỘNG

Khảo sát, đánh giá việc thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững tại một số doanh nghiệp, khu công nghiệp, hệ thống bán lẻ.

Khảo sát, đánh giá việc thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững, cụ thể:

  • Thời gian dự kiến: Tháng 5 - 8/2025.
  • Đối tượng khảo sát: mô hình sản xuất, công nghệ sản xuất, sản phẩm thân thiện môi trường tại các hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững; các doanh nghiệp sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường phát triển theo hướng bền vững.
  • Nội dung khảo sát: (i) các hình thức thực hiện thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững; (ii) các chương trình nhằm hỗ trợ, tuyên truyền, khuyến khích doanh nghiệp, người tiêu dùng thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững; (iii) kết quả thực hiện, khó khăn, hạn chế trong việc thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững; (iv) ý kiến đề xuất, sáng kiến của các chủ thể liên quan (đơn vị quản lý, nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng, logistics…)

Viết báo cáo, in ấn tài liệu để chia sẻ kinh nghiệm dựa trên kết quả của các hoạt động khảo sát.

Thực hiện ghi hình thực tiễn về mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững tại doanh nghiệp, địa phương để làm tư liệu và thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

Một số hội thảo/Tọa đàm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Hội thảo:

Hướng dẫn nhận biết các sản phẩm thân thiện môi trường.

Phát triển hệ thống phân phối xanh và tiêu dùng xanh, phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực liên kết bền vững giữa sản xuất – phân phối – tiêu dùng.

Hoạt động thực tế:

Phát động các đoàn viên, thanh niên sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường; tái chế các mô hình từ các sản phẩm đã qua sử dụng;

Phát động Hội phụ nữ là người tiêu dùng thông thái;

Thời gian: tháng 7-8/2025

Thời lượng: ½ - 1 ngày

Thành phần: Đại diện Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công thương; Đại diện Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Đại diện chuyên gia, Đại diện doanh nghiệp, người tiêu dùng, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Sinh viên các trường đại học.

LỄ PHÁT ĐỘNG THÚC ĐẨY SẢN XUẤT - TIÊU DÙNG BỀN VỮNG NĂM 2025

Chủ đề: Tiêu dùng xanh

Thời gian dự kiến: Quý 3/2025

Hình thức: Trực tiếp, Trực tuyến trên fanpage và youtube.

Địa điểm: Hà Nội

Quy mô: 100 đại biểu

Đại diện Lãnh đạo Bộ Công Thương, Đại diện Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam; Lãnh đạo Báo điện tử VOV; Đại diện UBCT QG, Hoa hậu H’Hen Niê, UNDP, Hiệp hội, Tập đoàn, Doanh nghiệp, Người tiêu dùng.

Tổ chức triển lãm trưng bày các sản phẩm bền vững và thân thiện môi trường

Thời gian: dự kiến Quý 3/2025

Hình thức: Trực tiếp

Địa điểm: Hà Nội/ một số địa phương

Thời gian: 3 ngày (không bao gồm ngày lắp đặt và tháo dỡ)

Quy mô dự kiến: 50 gian hàng

Nội dung tổng quan: trưng bày, giới thiệu các mô hình thực tiễn về sản xuất bền vững; chia sẻ, hướng dẫn thực hành tiêu dùng bền vững. Đây sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tăng cường kết nối kinh doanh, người tiêu dùng có cơ hội trải nghiệm thực tiễn các sản phẩm bền vững.

Các hoạt động tại Triển lãm

Ngày thứ 1

- Đồng hành cùng chương trình của Hoa hậy H’Hen Niê;
- Chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm của doanh nghiệp về sản xuất các sản phẩm xanh theo hướng bền vững;
- Áp dụng công nghệ giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm thật, giả trên Thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, hướng tới Tiêu dùng bền vững.
- Kết nối cung và cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường vào trong các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại, sàn giao dịch thương mại...
- Tổ chức ngày hội Tiêu dùng xanh;
- Phát động cuộc thi ”Sáng tạo xanh” trực tuyến: dựa trên concept quan tâm tới việc vận chuyển xanh và các vật liệu đóng gói xanh (hạn chế gây ảnh hưởng đến môi trường để đưa ra các tiêu chí của cuộc thi.
+ Trong đó, có thể vận động các công ty đã có chính sách này đưa ra các câu chuyện truyền thông làm ví dụ thực tiễn.
+ Vận động các doanh nghiệp tham gia Tiêu dùng xanh 2025 đưa ra các đề bài từ chính các sản phẩm của mình để tạo ra các bao bì và đóng gói sản phẩm thân thiện với môi trường.
Ví dụ: Mỹ phẩm thiên nhiên, sẽ có các bao bì có chứa hạt hoặc các hạt được tạo ra từ lõi ngô để chống sốc cho sản phẩm…khi lấp xuống đất sẽ mọc lên cây hoa…
- Phát động cuộc thi ”Xanh để dành” trực tuyến: bằng hình thức viết dự án tiêu dùng xanh online dành cho gia đình, sau đó chọn khoảng 10 gia đình xuất sắc nhất để tổ chức cuộc thi offline với giải thưởng tương đối (quà tặng là hàng tiêu dùng xanh) và tiền mặt hoặc là được đầu tư cho dự án xanh nho nhỏ).
- Game show, chương trình tại các gian hàng triển lãm.

Ngày thứ 2

- Chia sẻ của KOL về thực hiện theo lối sống xanh, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện môi trường.
- Chia sẻ mô hình hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường, hướng đến lối sống xanh, phong cách sống xanh;
- Chia sẻ những câu chuyện về bảo vệ môi trường, phong cách sống sử dụng sản phẩm gần gũi với thiên nhiên….qua đó làm thay đổi nhận thức, hành vi của người tiêu dùng;
- Chia sẻ, hướng dẫn sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thân thiện môi trường, nguyên vật liệu từ thiên nhiên...
- Kết nối cung và cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường vào trong các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại, sàn giao dịch thương mại...
- Game show, chương trình tại các gian hàng triển lãm.

Ngày thứ 3

- Kết nối cung và cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường vào trong các hệ thống bán lẻ, trung tâm thương mại, sàn giao dịch thương mại...
- Trải nghiệm sản xuất sản phẩm tại các gian hàng của doanh nghiệp;
- Các hoạt động trao đổi quà tặng cho người tiêu dùng;
- Trao thưởng cho các cuộc thi;
- GAME SHOW từ Ban Tổ chức.

Diễn đàn ”SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG BỀN VỮNG NĂM 2025”

Tổ chức Diễn đàn để trao đổi về các vấn đề khó khăn, hạn chế và giải pháp để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại:

Chủ đề: HÀNH ĐỘNG VÌ SẢN XUẤT – TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

Thời gian: Quý 3/2025

Hình thức: Trực tiếp, Trực tuyến trên fanpage và youtube

Địa điểm: Hà Nội

Quy mô dự kiến: 200 đại biểu tham dự

Diễn giả: Lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ; Đại diện Đài Tiếng nói Việt Nam; Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại diện tỉnh/ thành phố; Đại diện đại một số ĐSQ; UNDP, Tổ chức GIZ; Eurocham; Hiệp hội Siêu thị; Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, Doanh nghiệp logistics...

Thành phần: Cơ quan Nhà nước, chuyên gia (trong và ngoài nước), doanh nghiệp (bao gồm cả đại diện một số doanh nghiệp đã được khảo sát), hiệp hội (Hội Phụ nữ, Hội Bảo vệ người tiêu dùng, Đoàn Thanh niên,…).

Nội dung

Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc từ khâu về cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất bền vững;
Sản xuất cung ứng sản phẩm bị tác động bởi thị trường, tiêu thụ và các yếu tố liên quan;
Trách nhiệm của Doanh nghiệp - Nhà nước - Người tiêu dùng trong việc phát triển sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm Xanh;
Thực trạng hệ thống phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường;
Đánh giá kết quả quá trình thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại một số địa phương;
Người tiêu dùng có nhận thức như thế nào về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hướng đến sản xuất xanh;
Thúc đẩy công nghệ và dịch vụ hỗ trợ giao dịch online, các phương thức vận chuyển linh hoạt hơn;
Logistics xanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững;
Chính sách, pháp luật của nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững;
Đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững;
Các nghiên cứu khoa học hỗ trợ thúc đẩy sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường;
Chính sách, pháp luật của nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững;
Kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng mạng lưới kết nối tiêu dùng bền vững;
Tín dụng xanh góp phần thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững;

KẾ HOẠCH

Công tác chuẩn bị

Tháng 2 - 5/2025

  • Chuẩn bị và hoàn thành kế hoạch tổ chức Chương trình
  • Chào truyền thông, quảng cáo và vận động tài trợ

Khảo sát

Tháng 5 - 7/2025

  • Khảo sát một số các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp logistics; các siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại trên toàn quốc.
  • Soạn thảo và gửi các văn bản tới các cơ quan có liên quan theo yêu cầu của từng chương trình, hoạt động;
  • Liên hệ với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp logistics; các siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại trên toàn quốc tham gia triển lãm;
  • Chuẩn bị nội dung và phương án tổ chức Diễn đàn, Triển lãm;
  • Soạn và gửi Thư mời đại diện CP, bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia tham dự & phát biểu tại Diễn đàn;
  • Truyền thông về Chương trình (đăng trailer, tin, phóng sự)
  • Chọn các đối tác cung cấp dịch vụ bên ngoài (sân khấu, âm thanh, ánh sáng, in ấn,...)
  • Gửi thông báo tới các đơn vị ký gói truyền thông đồng hành cùng chương trình về việc DN gửi các nội dung truyền thông theo quyền lợi của Hợp đồng;
  • Tổ chức một số Hội thảo/Tọa đàm hướng Triển lãm, Diễn đàn ”Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững năm 2025”

Tổ chức tọa đàm - giới thiệu

Tháng 8/2025

  • Tổ chức một số tọa đàm để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững, cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất với hệ thống phân phối tới tay người tiêu dùng.
  • Chốt danh sách các các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp logistics; các siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại tham gia triển lãm;
  • Truyền thông cao điểm về chương trình, kết hợp banner quảng cáo, phỏng vấn chuyên gia và thực hiện chuyên đề về Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững;
  • Hoàn thiện các hạng mục công việc tổ chức Triển lãm, Diễn đàn (Theo bảng Checklist các hoạt động);
  • Làm việc nội dung và thống nhất và hoàn thiện các sản phẩm với các đối tác cung cấp dịch vụ bên ngoài (sân khấu, âm thanh, ánh sáng, in ấn,...);
  • In ấn giấy mời, gửi thư mời khách VIP và đại biểu tham dự;
  • Gửi thông báo tới các đơn vị ký gói truyền thông đồng hành cùng chương trình về việc DN gửi các nội dung truyền thông theo quyền lợi của Hợp đồng;
  • Sản xuất phóng sự và Kịch bản chương trình;
  • Tổ chức Triển lãm, Diễn đàn.

Tổ chức Diễn đàn

Tuần 4 tháng 8/2025

  • Hoàn thiện và check lại lần cuối các hạng mục công việc chuẩn bị Triển lãm, Diễn đàn
  • Tổng duyệt
  • Tổ chức chương trình Diễn đàn

KẾ HOẠCH

  1. Công tác chuẩn bị

    Tháng 2 - 5/2025
    • Chuẩn bị và hoàn thành kế hoạch tổ chức Chương trình
    • Chào truyền thông, quảng cáo và vận động tài trợ
  2. Khảo sát

    Tháng 5 - 7/2025
    • Khảo sát một số các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp logistics; các siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại trên toàn quốc.
    • Soạn thảo và gửi các văn bản tới các cơ quan có liên quan theo yêu cầu của từng chương trình, hoạt động;
    • Liên hệ với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp logistics; các siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại trên toàn quốc tham gia triển lãm;
    • Chuẩn bị nội dung và phương án tổ chức Diễn đàn, Triển lãm;
    • Soạn và gửi Thư mời đại diện CP, bộ, ngành, hiệp hội, chuyên gia tham dự & phát biểu tại Diễn đàn;
    • Truyền thông về Chương trình (đăng trailer, tin, phóng sự)
    • Chọn các đối tác cung cấp dịch vụ bên ngoài (sân khấu, âm thanh, ánh sáng, in ấn,...)
    • Gửi thông báo tới các đơn vị ký gói truyền thông đồng hành cùng chương trình về việc DN gửi các nội dung truyền thông theo quyền lợi của Hợp đồng;
    • Tổ chức một số Hội thảo/Tọa đàm hướng Triển lãm, Diễn đàn ”Thúc đẩy sản xuất - Tiêu dùng bền vững năm 2025”
  3. Tổ chức tọa đàm - giới thiệu

    Tháng 8/2025
    • Tổ chức một số tọa đàm để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện sản xuất, tiêu dùng bền vững, cầu nối giữa các doanh nghiệp sản xuất với hệ thống phân phối tới tay người tiêu dùng.
    • Chốt danh sách các các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp logistics; các siêu thị bán lẻ, trung tâm thương mại tham gia triển lãm;
    • Truyền thông cao điểm về chương trình, kết hợp banner quảng cáo, phỏng vấn chuyên gia và thực hiện chuyên đề về Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững;
    • Hoàn thiện các hạng mục công việc tổ chức Triển lãm, Diễn đàn (Theo bảng Checklist các hoạt động);
    • Làm việc nội dung và thống nhất và hoàn thiện các sản phẩm với các đối tác cung cấp dịch vụ bên ngoài (sân khấu, âm thanh, ánh sáng, in ấn,...);
    • In ấn giấy mời, gửi thư mời khách VIP và đại biểu tham dự;
    • Gửi thông báo tới các đơn vị ký gói truyền thông đồng hành cùng chương trình về việc DN gửi các nội dung truyền thông theo quyền lợi của Hợp đồng;
    • Sản xuất phóng sự và Kịch bản chương trình;
    • Tổ chức Triển lãm, Diễn đàn.
  4. Tổ chức Diễn đàn

    Tuần 4 tháng 8/2025
    • Hoàn thiện và check lại lần cuối các hạng mục công việc chuẩn bị Diễn đàn
    • Tổng duyệt
    • Tổ chức chương trình Diễn đàn

Chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất, tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu

25/02/2025

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg ngày 20/02/2025 về việc tích cực, chủ...

Xu hướng tiêu dùng xanh: Nắm bắt cơ hội để phát triển bền vững

24/02/2025

Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng thì lối sống xanh được nhiều...

Xu hướng sống xanh vì tương lai cộng đồng

05/01/2025

Tiêu dùng bền vững đang trở thành xu hướng khi người dân ngày càng ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường...

Nâng cao nhận thức phát triển bền vững

27/07/2024

Xu hướng xanh đang tác động mạnh mẽ, buộc doanh nghiệp phải thay đổi tư duy phát triển bền vững, sản xuất sản...

Biến thách thức thành cơ hội cho doanh nghiệp trong tiêu dùng bền vững

27/07/2024

(HQ Online) - Cùng với việc tạo cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất xanh, sản xuất bền...

Chương trình 'Thúc đẩy sản xuất-Tiêu dùng bền vững 2024': Lan toả phong trào tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững

27/07/2024

Người tiêu dùng ngày càng hiểu biết, có ý thức ưu tiên lựa chọn tiêu dùng xanh, thấy được trách nhiệm của mình...

Hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững

27/07/2024

Sáng 27-7, tại Aeon Mall Hà Đông (Hà Nội) đã diễn ra Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững năm 2024”.

AnEco gây ấn tượng tại Triển lãm “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững năm 2024”

27/07/2024

Góp mặt tại Triển lãm “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững năm 2024”, AnEco gây ấn tượng với khách tham quan...